Shopping Cart

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Lên đầu trang
Giới thiệu Liên hệ
Sản phẩm & Công nghệ

Bài học thất bại và 4 kinh nghiệm sống còn cho người mới kinh doanh spa

Cách đây 1 năm, chị Dung dồn hết tiền của mà chị tích cóp trong 5 năm trời để mở spa. Thế nhưng, tư duy vừa làm công việc chính là phiên dịch, vừa mở spa để kiếm thêm tiền khiến số tiền tiết kiệm được mất sạch, thậm chí chị còn gánh nợ thêm tiền tỷ.

Dưới đây là chia sẻ của chị Trần Thu Dung, 33 tuổi ở Mê Linh (Hà Nội) về câu chuyện kinh doanh spa thất bại của mình:

Tôi là một phiên dịch làm việc cho một công ty nước ngoài với mức lương 20 triệu đồng/tháng, chồng tôi cũng công tác tại một doanh nghiệp nước ngoài, lương 35 triệu đồng/tháng. Mỗi tháng, chồng tôi chuyển cho tôi 20 triệu để tôi lo chi phí sinh hoạt cho gia đình. Thế nên, tiền lương của tôi đều gửi tiết kiệm vì hầu như không phải tiêu đến.

Tích cóp được 5 năm, tôi để ra được khoản tiền 1,2 tỷ đồng. Cầm số tiền trong tay, tôi nghĩ nếu chỉ làm công ăn lương mãi như thế này thì có thể sống dư giả chứ không thể giàu được. Muốn giàu thì phải đầu tư làm ăn.

Đang trong lúc cân nhắc nên đầu tư gì với số tiền 1,2 tỷ đồng của mình, tôi được bạn bè gợi ý mở spa làm đẹp vì nhu cầu làm đẹp của chị em giờ tăng cao. Thực tế, những năm gần đây, bản thân tôi cũng thường xuyên đến spa để chăm sóc da, làm đẹp. Đặc biệt, đứa bạn hồi cấp 3 của tôi chỉ mở một spa nhỏ tại gia mà mỗi tháng cũng kiếm được 20-30 triệu đồng.

Đốt sạch tài sản tích cóp, gánh nợ tiền tỷ vì ham 'chân trong, chân ngoài'
Nhu cầu spa làm đẹp ngày càng tăng, nhưng không phải ai đầu tư vào spa cũng thành công (ảnh minh họa)

Thấy bạn bè nói có lý, tôi quyết định tìm hiểu thêm về lĩnh vực này. Hai tháng sau, tôi khai trương spa của riêng mình. Tôi dùng toàn bộ số tiền mình có để thuê một căn nhà mặt phố 4 tầng với giá 30 triệu đồng/tháng, hợp đồng ký luôn 1 năm (hết 360 triệu đồng). Số tiền còn lại tôi đầu tư tân trang lại ngôi nhà theo đúng phong cách spa sang chảnh, mua thiết bị máy móc, mua mỹ phẩm các loại.

Tiền đầu tư để mở một spa hết khoảng 1,8 tỷ đồng (phải đi vay thêm 600 triệu) tính đến hôm khai trương. Riêng về thợ làm, tôi thuê một người có tay nghề cao để vừa quản lý cửa hàng, vừa tư vấn cho khách hàng với mức lương 20 triệu đồng/tháng, ngoài ra còn được ăn phần trăm doanh thu hàng tháng từ spa. Tôi cũng thuê thêm 5 thợ phụ với lượng cứng 5 triệu đồng/tháng.

Tháng đầu tiên công việc làm ăn khá thuận lợi vì đang chạy khuyến mãi khai trương, bạn bè, người thân đến ủng hộ cũng nhiều. Thế nên, doanh thu tháng đó lên tới 130 triệu đồng. Trừ đi các chi phí tôi cũng bỏ ra được 40 triệu đồng.

Thấy làm ăn được tôi tiếp tục vay của người thân thêm 800 triệu nữa để đầu thư thêm một số máy móc hiện đại. Spa của tôi, ngoài các dịch vụ từ chăm sóc da, tóc, trị tàn nhang, nám,… nay bắt đầu làm thêm phun xăm chân mày, phun xăm môi, nhấn mí, cắt mí,… Tuy nhiên, thợ chỉ làm dịch vụ cơ bản, còn các dịch vụ khác mỗi khi có khách tôi phải thuê thợ bên ngoài về làm rồi ăn chia phần trăm.

Ngoài ra, tôi nhập thêm lô mỹ phẩm các loại để làm để làm dần cho khách vì nhập nhiều giá sẽ rẻ hơn nhập lẻ.

Thế nhưng, bắt đầu từ tháng thứ hai khách giảm dần. Để có khách, tôi tích cực quảng cáo trên facebook, trên các trang mạng, phát tờ rơi. Tiền quảng cáo cũng tốn một lượng không nhỏ, thậm chí nhiều khi doanh thu chỉ đủ tiền quảng cáo.

Lúc mới đầu tôi nghĩ ít khách chắc tại mình là spa mới, song khai trương được nửa năm rồi khách vẫn lèo tèo, tháng nào cũng phải bù lỗ tiền lương nhân viên.

Duy trì được gần một năm, thợ chính đồng thời làm quản lý xin nghỉ việc. Tôi bắt đầu cuống lên vì các máy móc ở spa tôi không biết dùng do trước giờ tôi chỉ bỏ tiền đầu tư, quản lý đều giao cho thợ cả. Hàng ngày, tôi chỉ đến xem sổ sách, trong khi những nhân viên kia cũng chỉ biết dùng những máy móc cơ bản.

Để duy trì hoạt động của spa, tôi phải thuê chuyên gia về làm, nhưng mức lương gần 40 triệu đồng/tháng, còn nếu không tôi phải sang nhượng lại spa.

Mệt mỏi với việc vừa phải đi làm vừa phải quản lý spa, tôi quyết định sang nhượng lại máy móc, đồ đạc bởi hợp đồng thuê nhà 1 năm cũng đã hết. Thế nhưng, lúc sang nhượng tôi mới vỡ lẽ, trước kia giao cho quản lý phụ trách việc nhập mỹ phẩm, mua máy móc thiết bị nhưng người quản lý ăn gian, khai khống giá lên rất cao để đút tiền vào túi riêng, thành ra tôi toàn phải mua đồ với giá đắt cắt cổ, giờ thanh lý thì phải bán với mức giá bèo.

Chuyển nhượng được xong vụ spa, tôi thu lại vọn vẹn vài trăm triệu đồng tiền bán máy móc. Vậy là tiền vốn 1,2 tỷ tôi lỗ sạch, cộng thêm giờ đây tôi gánh nợ gần tỷ đồng nữa sau 1 năm kinh doanh.

Trước khi kinh doanh spa tôi cứ nghĩ làm việc ‘chân trong chân ngoài” thì mới nhanh giàu. Thế nên, vừa làm phiên dịch ăn lương hàng tháng, tôi dồn hết tiền vàng kinh doanh spa. Nhưng, giờ ngồi ngẫm nghĩ lại mới thấy mình thất bại cũng là dễ hiểu. Bởi, đầu tư làm ăn kinh doanh lớn đòi hỏi người ta phải toàn tâm toàn lực, sát sao trong mọi hoạt động, đặc biệt còn phải hiểu thông biết thạo ngành nghề mình kinh doanh. Còn tôi bỏ một đống tiền rồi giao cho người khác quản lý nên hậu quả tôi mắc nợ gần tỷ đồng. – Bài chia sẻ được đăng trên báo điện tử Vietnamnet.

Thông qua câu chuyện trên, khi chuẩn bị kinh doanh spa thì chúng ta cần phải tìm hiểu kỹ, xác định dịch vụ, đối tượng khách hàng, mô hình spa, cũng như đầu tư như thế nào…

Dưới đây là 4 kinh nghiệm được xem là “sống còn” cho những ai chuẩn bị hoặc mới kinh doanh spa:

1/ Xác định mô hình kinh doanh của spa

Cần xác định chính xác mô hình kinh doanh spa
Cần xác định chính xác mô hình kinh doanh spa

Trước khi bắt đầu kinh doanh spa, chúng ta cần xác định chính xác mô hình mà mình hướng đến là gì. Tiếp theo, mới đầu tư trang bị cơ sở vật chất, thiết kế kiến trúc spa… sao cho phù hợp nhất, lại mang nét riêng biệt, đột phá để thu hút khách hàng trong thời buổi cạnh tranh khốc liệt như bây giờ.

Trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng có 4 mô hình cơ bản, gồm: Spa thư giãn, Spa trị liệu thiên nhiên, Spa vừa thư giãn và vừa trị liệu sắc đẹp, Hotel/Resort Spa.  Trong đó, Spa vừa thư giãn và vừa trị liệu sắc đẹp là phổ biến hơn cả, bởi nó đáp ứng được đa dạng nhu cầu của khách hàng. Đến đây, khách hàng vừa có thể thư giãn, massage, nếu muốn điều trị giảm béo, triệt lông, tắm trắng, trị mụn, trị nám… cũng sẽ được phục vụ.

2/ Xác định dịch vụ và đối tượng

Sau khi có định hướng về mô hình spa, chủ kinh doanh spa cần vạch những dịch vụ mà spa mình thực hiện là gì và đối tượng khách hàng ra sao (Tuổi tác, công việc, thu nhập…)

Để chính xác nhất, chúng ta phải nghiên cứu kỹ lưỡng, tham khảo thị trường spa hiện tại, lời khuyên của bạn bè, người am hiểu, rồi mới đánh giá và đưa ra lựa chọn phù hợp. Những dịch vụ này không chỉ đảm bảo nhu cầu khách hàng đông, mà còn phải có lợi nhuận cao để duy trì, phát triển spa.

3/Đầu tư trang thiết bị máy móc chất lượng

Chỉ mua máy móc có số lượng vừa đủ, sau này khách đông hơn, mở rộng thêm thì mua sắm nữa
Chỉ mua máy móc có số lượng vừa đủ, sau này khách đông hơn, mở rộng thêm thì mua sắm nữa

Kế đến là máy móc. Hãy liệt kê những máy chăm sóc da, thiết bị thẩm mỹ thực sự cần thiết cho spa của mình. Chỉ mua số lượng vừa đủ, sau này khách đông hơn, mở rộng thêm thì mua sắm nữa, giúp tránh lãng phí, hao hụt vốn ban đầu và máy móc mỗi ngày sẽ phát triển nhiều tính năng mới.

Bên cạnh đó, hãy suy nghĩ kỹ khi mua máy chăm sóc da, thiết bị thẩm mỹ hàng đã qua sử dụng. Có thể chúng giải quyết vấn đề tiết kiệm chi phí, nhưng tuổi thọ khá ít, trong quá trình dùng phải sửa chữa nhiều, lại lỗi thời, hiệu quả kém.

4/Chú trọng vào việc quảng cáo

Xu thế chung hiện nay nếu muốn cho khách và thương hiệu kinh doanh spa của mình được nhiều người biết đến thì phải quảng cáo. Có vô số phương pháp quảng cáo hiệu quả như:

  • Về offline: Quảng cáo trên báo chí & truyền hình, tờ rơi, băng rôn, standee, banner ngoài trời…
  • Về online: Xây dựng website, Fanpage, kênh Youtube và Zalo để chạy quảng cáo Google Ads, Face Book Ads, Zalo…

Là nhà phân phối độc quyền thiết bị spa, máy chăm sóc da của các thương hiệu hàng đầu thế giới tại Việt Nam, IDM Việt Nam cam kết hàng chính hãng, giá tốt. Không chỉ đảm bảo chất lượng trên từng sản phẩm, chúng tôi cũng áp dụng bảo hành dài hạn trên toàn quốc, hỗ trợ tổ chức chương trình chuyển giao công nghệ, tranning sử dụng máy, đào tạo nhân sự, tư vấn marketing và setup spa… bởi đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, nhiệt tình, chu đáo.

Các sản phẩm hiện có ở IDM Việt Nam, bao gồm: Máy nâng cơ, máy oxy jet, máy trị sẹo, máy trị nám, máy trị mụn, máy xóa xăm, máy giảm béo, máy trị nám, máy triệt lông, máy soi da, ánh sáng sinh học….

Và để kinh doanh spa thành công bạn cũng cần nghiên cứu những thiết bị spa chuyên dụng theo từng nhu cầu, chẳng hạn như máy xóa xămmáy trị mụn, máy trị sẹo, máy oxy jet, máy trị námmáy hifumáy giảm béomáy nâng cơmáy chăm sóc damáy triệt lông và các máy móc thẩm mỹthiết bị thẩm mỹ phù hợp.

Đừng quên đến với IDM Việt Nam – công ty hàng đầu cung cấp Thiết bị thẩm mỹ và thiết bị Spa

TRỤ SỞ CHÍNH IDM TP HỒ CHÍ MINH

188 – 190 Bàu Cát 3, Phường 12, Quận Tân Bình, Tp. HCM

ĐT: (028) – 6296 7458  – F: (028)- 6296 7460

E: admin@idm-vn.com – Hotline: 0909 769 533

 

CHI NHÁNH IDM HÀ NỘI

Địa chỉ: 21 Thọ Pháp (Tim Building), P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 024 3793 8691 – Hotline: 0909 769 533

 

Thank you for scheduling a call

Thank you for contacting us!

Our consultant will call you back at the booked time!