Shopping Cart

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Lên đầu trang
Giới thiệu Liên hệ
Setup spa

Đôi nét về thủ tục đăng ký khi kinh doanh spa

IDM – đơn vị cung cấp thiết bị thẩm mỹ, thiết bị spa làm đẹp uy tín, chất lượng hàng đầu tại Việt Nam với hơn 14 năm trong ngành. Chúng tôi luôn cập nhật đổi mới để mang đến cho quý khách hàng những thiết bị và dịch vụ tốt nhất.

Về cơ sở pháp lý:

Luật doanh nghiệp 2014.

Thông tư số 07/2007/TT-BYT hướng dẫn về hành nghề y, y học cổ truyền và trang thiết bị y tế tư nhân.

Thông tư số 11/2001/TT-BYT ngày 06 tháng 6 của Bộ Y tế hướng dẫn điều kiện hành nghề dịch vụ xoa bóp.

Theo luật doanh nghiệp

“Điều 27. Trình tự thủ tục đăng ký doanh nghiệp.

1. Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền gửi hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Luật này cho Cơ quan đăng ký kinh doanh.

2. Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

3. Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, sự phối hợp liên thông giữa các cơ quan trong cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký lao động, bảo hiểm xã hội và đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.”

Đối với kinh doanh dịch vụ spa bạn sẽ tiến hành các bước để đăng kí doanh nghiệp theo trình tự thủ tục quy định tại Điều 27 Luật Doanh Nghiệp.

B1. Lập Hồ sơ đăng kí kinh doanh sẽ phụ thuộc vào loại hình doanh nghiệp mà bạn lựa chọn.

B2. Nộp hồ sơ đăng kí kinh doanh tại cơ quan đăng kí kinh doanh.

B3. Trong thời hạn 3 ngày làm việc cơ quan đăng kí kinh doanh sẽ xem xét tình hợp lệ của hồ sơ đăng kí kinh doanh và cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh.

Kinh doanh dịch vụ spa là loại hình kinh doanh có điều kiện nên khi tiến hành đăng kí kinh doanh sẽ phải có một số điều kiện nhất định và khi nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh bạn sẽ phải nộp kèm theo những giấy tờ chứng minh đủ điều kiện kinh doanh, do thông tin bạn cung cấp chưa cụ thể về dịch vụ bạn dự định kinh doanh nên chúng tôi sẽ đưa ra ý kiến tư vấn trong hai trường hợp cụ thể sau: TH1 Kinh doanh dịch vũ spa có phòng khám phẫu thuật thẩm mĩ.

Theo Thông tư số 07/2007/TT-BYT hướng dẫn về hành nghề y, y học cổ truyền và trang thiết bị y tế tư nhân.

I. CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ

1. Điều kiện và phạm vi chuyên môn hành nghề đối với phòng khám phẫu thuật thẩm mỹ

1.1. Điều kiện về nhân sự và cơ sở vật chất:

a. Người đứng đầu phải có chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh được đăng ký phòng khám phẫu thuật thẩm mỹ;

b. Người làm công việc chuyên môn phải đảm bảo đủ các điều kiện theo quy định tại Mục VIII của Thông tư này;

c. Phải có đủ dụng cụ, trang thiết bị phù hợp với phạm vi hành nghề, có hộp thuốc chống choáng, thuốc cấp cứu chuyên khoa;

d. Phòng khám có diện tích ít nhất là 10m2, phòng phẫu thuật có diện tích ít nhất là 12m2, phòng lưu bệnh nhân có diện tích ít nhất 12m2, tường của tất cả các phòng đó phải được ốp gạch men hoặc vật liệu chống thấm bảo đảm vệ sinh vô trùng, chiều cao không thấp hơn 3,1m;

đ. Bảo đảm các điều kiện phòng chống cháy nổ, xử lý chất thải và vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật;

e. Việc phẫu thuật thẩm mỹ làm thay đổi đặc điểm nhận dạng đã được xác định trong chứng minh nhân dân chỉ được thực hiện sau khi người có yêu cầu phẫu thuật thẩm mỹ đã có đơn gửi cơ quan Công an nơi cấp Chứng minh nhân dân.

1.2. Phạm vi hành nghề:

a. Xăm môi, xăm mi, hút mụn;

b. Cấy tóc, cấy lông mày;

c. Nâng gò má thấp, nâng sống mũi;

d. Xử lý các nếp nhăn mi trên, mi dưới, tạo hình mắt một mí thành hai mí;

đ. Không được phẫu thuật tạo hình như nâng ngực; nâng vú; thu nhỏ quầng vú; thu gọn thành bụng; thu gọn mông, đùi; căng da mông, đùi; lấy mỡ cơ thể; căng da mặt.

TH2 Kinh doanh dịch vụ spa: Xoa bóp, gội đầu, waxing… không tiến hành phẫu thuật thẩm mĩ.

Theo Thông tư số 11/2001/TT-BYT ngày 06 tháng 6 của Bộ Y tế hướng dẫn điều kiện hành nghề dịch vụ xoa bóp.

II. ĐIỀU KIỆN ĐỐI VỚI CƠ SỞ CÓ DỊCH VỤ XOA BÓP

2.1. Phải có bác sĩ phụ trách hành nghề dịch vụ xoa bóp: Bác sĩ phụ trách phải đảm bảo các yêu cầu sau:

a) Chuyên môn:

– Bác sĩ chuyên khoa phục hồi chức năng.

– Bác sĩ chuyên khoa y học cổ truyền, bác sĩ đa khoa có chứng chỉ đào tạo về chuyên ngành vật lý trị liệu – phục hồi chức năng tại các trường được Bộ Y tế chỉ định (theo danh sách quy định tại Phụ lục 1).

b) Nếu là cán bộ đương chức thì được phép làm ngoài giờ bằng văn bản của lãnh đạo cơ quan.

c) Có đủ sức khỏe để làm việc (giấy chứng nhận sức khỏe do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ cấp quận, huyện trở lên).

d) Chỉ được đăng ký hành nghề tại một cơ sở và chịu trách nhiệm về chuyên môn kỹ thuật.

Nghiêm cấm việc cho thuê, mượn bằng, chứng chỉ đào tạo.

đ) Hợp đồng lao động giữa bác sĩ và chủ cơ sở kinh doanh.

2.2. Phải có nhân viên kỹ thuật xoa bóp:

Nhân viên kỹ thuật phải đảm bảo các yêu cầu sau:

a) Có chứng chỉ được đào tạo chuyên môn kỹ thuật về xoa bóp do một trong các trường được Bộ Y tế chỉ định (theo danh sách quy định tại Phụ lục 1) cấp.

b) Nhân viên kỹ thuật xoa bóp phải làm theo đúng quy trình kỹ thuật đã được học. Sau 3 năm, bác sĩ phụ trách phải kiểm tra lại tay nghề đối với nhân viên kỹ thuật xoa bóp, nếu đạt tiêu chuẩn thì được tiếp tục hành nghề xoa bóp, nếu không đạt tiêu chuẩn thì phải đến các cơ sở đào tạo được Bộ Y tế chỉ định để được đào tạo lại.

c) Khi nhận vào làm việc, phải có giấy chứng nhận đủ sức khỏe do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ cấp quận, huyện cấp. Trong quá trình làm việc phải khám sức khỏe định kỳ từ 3 đến 6 tháng 1 lần tại các cơ sở khám chữa bệnh từ cấp quận, huyện trở lên. Những người mắc bệnh tâm thần, viêm gan B, HIV/AIDS, bệnh da liễu, bệnh lao phổi và các bệnh truyền nhiễm khác đang trong thời kỳ phải điều trị không được hành nghề.

d) Hợp đồng lao động với chủ cơ sở kinh doanh có sự đồng ý về chuyên môn của bác sĩ phụ trách.

2.3. Các điều kiện khác:

a) Biển hiệu: Phải ghi đúng: “Xoa bóp” hoặc “Massage”, không được ghi cụm từ “Vật lý trị liệu, phục hồi chức năng” hoặc các tên khác.

b) Các phòng xoa bóp phải đảm bảo đủ các điều kiện sau:

– Rộng, có vách ngăn cho từng giường cá nhân hoặc phòng riêng (diện tích của phòng từ 4m2 trở lên), trần nhà cao từ 2,5m trở lên.

– Đủ ánh sáng, không sử dụng loại đèn có tăng giảm ánh sáng.

– Hệ thống công tắc đèn đặt bên ngoài phòng xoa bóp.

– Có trang bị tủ, ngăn tủ có khóa để cất, giữ quần áo, tài sản của khách.

– Không có hệ thống khóa và chốt bên trong phòng.

– Không được sử dụng bất cứ phương tiện thông tin nào để thông báo vào phòng xoa bóp.

– Cửa ra vào có kính trong, phía trên cách mặt đất 1,5m, cao 0,5m, rộng 0,8m.

– Giường xoa bóp phải đúng kích thước, cao: 0,6 – 0,8m, rộng 0,7 – 0,9m, dài 2,0 – 2,2m, có đệm chắc, ga trải giường, gối, khăn tắm phải được hấp tiệt trùng, chỉ sử dụng một lần.

– Giường đặt vị trí Ê 45o so với kính trong của cửa ra vào.

– Có bản quy trình kỹ thuật xoa bóp, chữ to, dễ đọc đính trên tường mỗi phòng (in trên khổ giấy A1) (Phụ lục 2) (*).

– Mỗi phòng có chuông cấp cứu bố trí một chiều từ phòng xoa bóp tới phòng bác sĩ hay nơi tiếp nhận khách.

c) Có buồng tắm hợp vệ sinh, hệ thống nước sạch đầy đủ.

d) Phòng bác sĩ có giường khám bệnh, tủ thuốc cấp cứu, bàn làm việc, một số dụng cụ kiểm tra sức khỏe.

e) Có đủ thuốc theo danh mục quy định, có dụng cụ y tế thông thường (Phụ lục 3).

f) Nhân viên kỹ thuật xoa bóp phải mang trang phục gọn, sạch, đẹp, kíu đáo, có phù hiệu ghi rõ tên cơ sở, tên nhân viên, có ảnh cỡ 3 x 4 và chỉ được hành nghề tại các phòng xoa bóp theo quy định tại Mục II khoản 2 nêu trên.

Bài viết trên đây là một số thủ tục hồ sơ pháp lý khi đăng ký dịch vụ kinh doanh spa làm đẹp để các bạn tham khảo. Chúc các bạn thành công.

Thank you for scheduling a call

Thank you for contacting us!

Our consultant will call you back at the booked time!